Phạm Tiến Tiếp đã thăng hoa cùng tác phẩm đồ uống
cocktail hết sức táo bạo lấy cảm hứng từ hương vị món phở - một món ăn
độc đáo của đường phố và những ký ức trong căn hầm tránh bom tại Hà Nội
của danh ca Joan Baez.
Nhân viên pha chế trẻ tuổi đất Hà thành và
món cocktail gợi nhớ Joan Baez cùng những năm tháng không thể quên.
Trong vòng loại cuộc thi được tổ chức tại Nha Trang ngày
14 tháng 6, Tiếp đã đoạt giải nhất và bước vào vòng đấu tiếp tại Rio de
Janeiro. Tác phẩm của anh, món cocktail mang tên Joan Baez là sự kết hợp
hài hoà giữa các gia vị làm nên món phở kết hợp 5 vị: rau mùi, bạch đậu
khấu, thảo quả, quế chi và ớt, những vị làm nên món phở có hương vị bình dị mà khó quên của Việt Nam và kỹ thuật “dội bom” hết sức độc đáo do anh sáng chế.
Tiếp và niềm vui với công việc của một bartender.
Ý tưởng pha chế món đồ uống này đến với Tiếp khi anh thăm hầm trú ẩn tại
Metropole, nơi anh làm nhân viên pha chế. Tiếp chia sẻ “Khi tôi
nghe thấy những âm thanh của tiếng bom trút xuống, rồi giọng hát thiên
thần của Joan Baez từ cuốn băng ghi âm cất lên nồng nàn da diết như ngọn
lửa bất diệt không bao giờ tắt, tôi thật sự xúc động. Trong tôi bắt đầu
nung nấu một ý tưởng làm sao để sáng tạo ra một loại cocktail có thể
chứa đựng tất cả những cảm xúc ập về mạnh mẽ mà tôi có được trong khoảnh
khắc ấy khi đứng trong căn hầm trú ẩn. Chiếc giá như một cái cây cuộc
sống đã được vẽ và chỉnh sửa suốt cả tháng. Cocktail mang tên nữ danh ca
Joan Baez ra đời là kết quả của việc dội những thành phần từ cốc này
sang cốc khác với ngọn lửa lan truyền”.
Khách sạn Metropole phát hiện ra hầm tránh bom sau vườn mùa hè vừa
qua và mở cửa căn hầm từ tháng 5-2012. Ca sỹ Joan Baez từng lưu trú tại
Metropole năm 1972 đã ghi âm một phần bài hát của cô, bài hát “Con trai
ơi, giờ này con ở đâu” tại căn hầm tránh bom của khách sạn thời kỳ bom
Mỹ oanh tạc thành phố, vào giáng sinh năm 1972.
Tiếp chia sẻ “Khi tôi nghe thấy những âm thanh của
tiếng bom trút xuống, rồi giọng hát thiên thần của Joan Baez từ cuốn
băng ghi âm cất lên nồng nàn da diết như ngọn lửa bất diệt không bao giờ
tắt, tôi thật sự xúc động."
Joan Chandos Baez (rất gần gũi với khán giả Việt Nam qua bài hát Dona
Dona) là một ca sỹ nhạc đồng quê người Mỹ kiêm nhà viết lời bài hát, nhà
hoạt động nhân quyền, hoạt động xã hội vì công lý và hòa bình. Trong
chiến tranh Việt Nam, bà là ca sỹ phản chiến đã sang Hà Nội khi Không
quân Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch ném bom Hà Nội. Bà là một trong nữ
ca sỹ nhạc country bán được nhiều đĩa nhất trong lịch sử nước Mỹ. PGS
Nguyễn Thị Minh Thái trong bài báo Ca sỹ Mỹ Joan Baez và Hà Nội tháng
12.1972... đã hồi tưởng: Joan Baez xuất hiện trên sân khấu nhỏ. Bỗng
chốc, tôi thấy tim đập mạnh, người ấm nóng. Nữ ca sỹ Mỹ trong bộ váy áo
đen dài tha thướt cúi đầu chào, nói tiếng Anh giọng trầm ấm, chúc mừng
Giáng sinh, năm mới 1973, xin lỗi tận đáy lòng vì cuộc không kích B.52
của Mỹ đang đổ xuống thủ đô Hà Nội,
khiến người chết, phố xá hoang tàn đổ nát. Joan Baez thành thực bày tỏ
sự phản đối cuộc chiến của Mỹ ở VN và kết thúc diễn từ: “Tôi xin được “đứng về phía Hà Nội” bằng tiếng hát”.
Joan Baez xoã tóc đen dài đổ mượt xuống bờ vai thon, khuôn mặt xinh
xắn hình trái ôliu. Đích thị Joan Baez là giọng hát kinh điển của dòng
nhạc country Mỹ, lúc đó đã vừa mọng chín sau hơn một thập niên hát (từ
1960 có album đầu), với hừng hực lửa phản chiến. Giọng hát truyền cảm
nồng ấm và giai điệu trữ tình dân gian sâu lắng qua cách hát của Joan đã
đi thẳng vào lòng người Hà Nội, rồi ở lại mãi trong trái tim tôi cho
đến tận hôm tôi kể lại cho các bạn Mỹ và đại biểu từ gần hai chục nước
đến hội thảo*, với ký ức còn hồng tươi màu đau thương”
Joan Baez.
Lợi dụng cơ hội được Đài Phát thanh và Truyền hình Pháp ORTF mời biểu
diễn, Joan Baez đã gây nên một sự kiện chấn động nước Pháp. Chấp nhận
ngay mức thù lao 1,5 triệu francs cho 6 ca khúc, bà chỉ đưa ra đúng một
yêu cầu: hát xong bài thứ 3, tôi sẽ có lời tuyên bố. Lời đề nghị được dễ
dàng chấp thuận. Không ai ngờ Joan Baez đang nung nấu một kế hoạch. Bài
thứ nhất, bài thứ hai, hết bài thứ ba. Đột ngột, bà cất cao giọng: “Phản đối chiến tranh, ủng hộ nhân dân Việt Nam! Lên án Mỹ ném bom hệ thống đê điều Việt Nam!”.
Toàn thể nhân viên ORTF đờ ra không kịp phản ứng. Họ vội vàng ngưng
chương trình và đòi cắt hợp đồng với Joan Baez. Nhưng bà ung dung đối
đáp: “Trong hợp đồng đã ghi rõ: sau 3 bài hát tôi sẽ có lời tuyên bố”.
Không có cách nào khác, đài ORTF vẫn phải trả cát-sê đầy đủ cho Joan
Baez. Nhưng những lời phản đối chiến tranh, ủng hộ Việt Nam thì đã vang
lên khắp các đường phố của nước Pháp.
Năm ngoái khi được mời biểu diễn tại Nhà Trắng bà đã chia sẻ: ‘Tôi đã được mời đến hát tại Nhà Trắng trước mặt Tổng thống Barack Obama,
và tôi đã hát ca khúc We Shall Overcome (bài hát của bà đã trở thành
hành khúc đòi quyền lợi dân sự cho người Mỹ gốc Phi). Ông Barack, bà
Michelle cùng các quan chức có mặt tại đó đều hiểu rất rõ rằng, tôi đang
nói về tình hình hiện nay. Theo cách trình diễn của tôi cùng với giọng
ca, những bài hát của mình, tôi tiếp tục tỏ ý phẫn nộ và chiến đấu. Tôi
hy vọng là ông Barack Obama vẫn còn khả năng làm lay chuyển nhiều điều."
Ly cocktail của Tiến Tiếp.
Tổng giám đốc khách sạn Metropole, ông Kai Speth chia sẻ: “Tiếp đã tạo nên một trong những loại cốc-tai đầy sáng tạo trong lịch sử của ngành pha chế đồ uống.”
-----------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét